Nước
mắm là dung dịch đạm mà chủ yếu là các acid amin, được tạo thành do quá trình
thủy phân protein cá nhờ hệ enzym protease có trong cá. Ngoài ra nước mắm còn
dùng để chữa một số bệnh như đau dạ dày, phỏng, cơ thể suy nhược, cung cấp năng
lượng.
Để biết được nước mắm ngon hay không bạn cần tham khảo các chất dinh dưỡng sau đây xem hàm lượng của chúng trong từng loại nước mắm được hiểu như thế nào là ngon nhé
* Các
chất
đạm
Chiếm
chủ yếu và quyết định giá trị dinh dưỡng của nước mắm. Gồm 3 loại đạm
- Đạm
tổng số: là tổng lượng nitơ có trong nước mắm (g/l), quyết định phân hạng của
nước mắm.
- Đạm
amin: là tổng lượng đạm nằm dưới dạng acid amin (g/l), quyết định giá trị dinh
dưỡng của nước mắm
- Đạm
amon: càng nhiều nước mắm càng kém chất lượng
Ngoài
ra trong nước mắm còn chứa đầy đủ các acid amin, đặc biệt là các acid amin
không thay thế: valin, leucin, methionin, isoleucin, phenylalanin, alanin.v.v
.. Các thành phần khác có kích thước lớn như tripeptid, peptol, dipeptid. Chính
những thành phần trung gian này làm cho nước mắm dễ bị hư hỏng do hoạt động của
vi sinh vật.
Thành
phần dinh dưỡng của nước mắm phụ thuộc rất nhiều vào nguyên liệu đem đi chế biến.
* Các
chất
bay hơi
Rất
phức tạp và quyết định hương vị của nước mắm.
Hàm
lượng các chất bay hơi trong nước mắm mg/100g nước mắm
- Các
chất cacbonyl bay hơi: 407-512 (formaldehyde)
- Các
acid bay hơi: 404-533 (propionic)
- Các
amin bay hơi: 9,5-11,3 (izopropylamin)
- Các
chất trung tính bay hơi: 5,1-13,2 (acetaldehyde)
Mùi vị trong nước mắm được hình thành chủ yếu do hoạt động của vi sinh vật yếm khí
trong quá trình sản xuất nước mắm tạo ra.
* Các
chất
khác
- Các
chất vô cơ: NaCl chiếm 250-280g/l và một số các chất khoáng như: S, Ca, Mg, P,
I, Br.
-
Vitamin: B1, B12, B2, PP.
HÃY LÀ NGƯỜI TIÊU DÙNG THÔNG MINH KHI BẠN SÁNG SUỐT BẠN SẼ CHỌN ĐƯỢC CHO GIA ĐÌNH MÌNH GIAN BẾP CỦA MÌNH NHỮNG CHAI NƯỚC MẮM THẬT - NƯỚC MẮM NGON LÀM TỪ CÁ THẬT AN TOÀN VÀ TRUYỀN THỐNG
0 nhận xét:
Đăng nhận xét