Nước mắm NGỌC ĐỊNH ra đời từ năm 1998

Là cơ sở sản xuất theo kiểu gia đình truyền thống tại làng chài Rạng – tọa lạc tại địa chỉ: 02/02 Nguyễn Đình Chiểu, Hàm Tiến, Phan Thiết, Bình Thuận. Khi mới ra đời, sản phẩm nước mắm NGỌC ĐỊNH được phân phối tại thị trường Bình Thuận và khách du lịch đến Phan Thiết.

Công nghệ sản xuất theo phương pháp truyền thống

Nước mắm NGỌC ĐỊNH cho ra đời những dòng sản phẩm hương vị đậm đà, chất lượng, hợp vệ sinh và sản phẩm nhanh chóng được người tiêu dùng trong và ngoài Tỉnh tín nhiệm.

Mắm NGỌC ĐỊNH Thương hiệu Uy tín

Nước mắm NGỌC ĐỊNH là một trong những thương hiệu Nước Mắm Phan Thiết được tham gia HỘI CHỢ QUỐC TẾ THƯƠNG HIỆU NỔI TIẾNG TẠI VIỆT NAM và thương hiệu NƯỚC MẮM PHAN THIẾT được công nhận đạt danh hiệu Thương Hiệu có Uy Tín Với Người Tiêu Dùng.

Nước mắm Ngọc Định Rất An Toàn cho sức khỏe

Nước mắm Ngọc Định được Sở khoa học và công nghệ tỉnh Bình Thuận công nhận Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý thương hiệu nước mắm Phan Thiết và Sở y tế cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm.

Mắm Ngọc Định luôn coi sức khỏe của khách hàng là quan trọng nhất

Nước mắm NGỌC ĐỊNH được Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn – Chi Cuc Quản lý Chất Lượng Nông Lâm Thủy Sản cấp giấy chứng nhận Đủ Điều Kiện An Toàn Thực Phẩm Trong Sản Xuất, Kinh Doanh Thủy Sản

Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2016

NƯỚC MẮM TRUYỀN THỐNG ĐANG THẤT THẾ SO VỚI NƯỚC MẮM CÔNG NGHIỆP HIỆN NAY?

Việt Nam quốc gia có địa hình thiên nhiên ưu đãi diện tích tiếp giáp Biển Đông và có đường bờ biển dài , hệ thống sông ngòi dày đặc phù hợp cho phát triển ngành nghề đánh bát thủy hải sản ngư nghiệp, và các tỉnh giáp biển phát triển các vùng miền duyên hải đều làm nước mắm. Nước mắm nguyên lý là thường chủ yếu làm từ các loại cá biển (cá cơm, cá thu, cá nục v.v.) và rút chiết ra dưới dạng nước theo phương pháp nước mắm truyền thống hoặc qua dây truyền công nghệ hiện đại. 

Đối với nước mắm truyền thống, chỉ có những khách hàng quen thuộc và hiểu biết thì mới sẵn sàng tìm mua. Còn lại, đa phần người dùng chỉ chăm chăm vào giá rẻ, khuyến mãi, nên 2 năm trở lại đây sản phẩm nước mắm truyền thống bị các công ty chuyên về nước mắm công nghiệp đánh bật ra khỏi các cửa hàng tạp hóa, chợ và siêu thị,

Cách chế biến nước mắm truyền thống của người Việt là ủ chượp theo phương pháp gài nén. Cá được trộn đều với muối ăn theo tỷ lệ xấp xỉ 3:1 (gọi là chượp) rồi cho vào thùng gỗ lớn, dung tích thường dùng từ 2.5 - 8 m³, rồi rải muối gài nẹp đè đá bên trên để nén. Sau 2-4 ngày thì mở nút lù dưới đáy thùng để hứng "nước bổi". Nội dung trong thùng chượp sau khi ra rút nước bổi sẽ xẹp xuống, nút lù được đóng lại và ủ từ 7-12 tháng. Khi chượp "chín", nước mắm hình thành trong suốt, có màu từ vàng rơm đến cánh gián, mất mùi tanh và thay vào đó có mùi thơm đặc trưng, được rút đợt đầu gọi là nước cốt. Phần cốt còn lại được cho nước bổi vào, thêm muối lên men tiếp rồi rút tiếp nước hai.

Để làm ra loại nước mắm truyền thống đạt 30-40 độ đạm thường phải mua muối trước một năm. Chẳng hạn như nước mắm sản xuất năm 2015, thì phải mua muối từ năm 2013 để qua 2014 cho magiê, mùi hăng ở muối bay hết mới đem ủ cá vụ từ tháng 4 đến tháng 8. Công sức bỏ ra quá lớn như vậy thì các cơ sở sản xuất nước mắm truyền thống làm sao có thể bán giá quá rẻ được và bao bì thành phẩm làm gia công không bắt mắt trong khi đó, nước mắm công nghiệp chỉ cần mua nước cốt từ các vựa mắm, sau đó nêm nếm, pha chế theo công thức chỉ trong một ngày là có thể làm ra cả nghìn lít nước mắm công nghiệp, nên giá thành rất cạnh tranh kết hợp mẫu mã đẹp (chai thủy tinh), khuyến mại tặng kèm, quảng cáo rầm rộ, độ đạm cao, ....
Thực tế, người tiêu dùng đang bị lừa vì các loại nước mắm pha chế có giá gần như ngang bằng với nước mắm truyền thống. Thế nhưng, vì ham mẫu mã đẹp, khuyến mại, quảng bá rầm rộ nên khách hàng đã lựa chọn sản phẩm kém chất lượng, hậu quả là mua đắt như nước mắm truyền thống nhưng lại không có lợi cho sức khỏe 

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, mỗi năm, Việt Nam tiêu thụ hơn 200 triệu lít nước mắm với tổng doanh thu trên 7.000 tỷ đồng. Trong đó, có tới 150 triệu lít là nước mắm công nghiệp, tương đương khoảng 75%. Đặc biệt, con số này sẽ  càng gia tăng nếu người tiêu dùng dần quay lưng với nước mắm truyền thống. Hiện nay, hầu hết thị phần nước mắm nằm trong tay các tập đoàn lớn, còn các doanh nghiệp nhỏ dường như đã đuối sức và bỏ mặc thị trường --> doanh nghiệp nước mắm truyền thống của Phan Thiết, Phú Quốc ... gặp nhiều khó khăn

Một lít nước mắm nguyên chất được các nhà sản xuất thu mua với giá rẻ rồi về chế biến, pha chế thành 5 lít nước mắm công nghiệp với giá bán ra khoảng 20.000-25.00 đồng một lít. Như vậy, với sự chênh lệch trên, vô tình làm nước mắm truyền thống nguyên chất bị mai một và thị phần nước mắm gần như nằm trọn trong tay của doanh nghiệp sản xuất nước mắm công nghiệp. Và thói quen tiêu dùng đã được hình thành không dễ gì ngày một, ngày hai xóa bỏ được. Đáng chú ý, để giữ vững và đánh chiếm thêm thị phần, các hãng lớn luôn mạnh tay chi tiền cho công tác quảng bá tiếp thị chiếm tới 50-60% lợi nhuận.
---> Chỉ khi nào người tiêu dùng ý thức được chất lượng sản phẩm, thay đổi thói quen, còn nhà sản xuất nước mắm truyền thống giữ được uy tín thì khi ấy thị trường nước mắm sẽ có sự phân chia lại thị phần - CHUYÊN GIA NÓI
VẤN ĐỀ Ở ĐÂY LÀ người tiêu dùng làm thế nào có thể phân biệt được nước mắm pha chế công nghiệp và nước mắm nguyên chất???

NƯỚC MẮM CÔNG NGHIỆP LÀ GÌ?
Nước mắm công nghiệp thực chất chỉ là một loại nước chấm mang hương vị nước mắm, được pha chế theo công thức:
+ Nguyên liệu nước mắm truyền thống,
+ Nước muối,
+ Màu nhân tạo,
+ Mùi (hương liệu) nhân tạo,
+ Phụ gia tạo vị đạm,
+ Phụ gia tạo độ sánh,
+ Chất bảo quản,…
+ Độ đạm cao có loại >40 độ (nước mắm truyền thống ko có)
Tỉ lệ pha chế ra sao thì chỉ có đơn vị sản xuất nước mắm công nghiệp ấy mới biết.Trên phương diện khoa học, nước mắm là hỗn hợp muối với các axit amin được chuyển biến từ protein trong thịt cá qua một quá trình thuỷ phân có tác nhân là các hệ enzyme có sẵn trong ruột cá cùng với một loại vi khuẩn kỵ khí chịu mặn.
Tiêu chí truyền thống để đánh giá chất lượng nước mắm nguyên chất là độ đạm - đạm tạo nên hậu vị ngòn ngọt đằng sau vị mặn của muối, độ đạm của nước mắm truyền thống không vượt quá 30 độ. Nếu muối có nhiều tạp thì nước mắm thường có vị chát, vị khé. Nên nước mắm ngon trước hết phải có vị mặn không chát kèm theo hậu vị đạm cao, sau đó phải có mùi đặc trưng mà không tanh, không thối.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHỌN MUA CHO GIA ĐÌNH LOẠI NƯỚC MẮM TRUYỀN THỐNG NGON,  NƯỚC MẮM SẠCH VÀ AN TOÀN CÁC BẠN NHÉ?
ĐẠI LÝ PHÂN PHỐI NƯỚC MẮM TẠI HÀ NỘI - NƯỚC MẮM NHỈ CÁ CƠM VÀNG PHAN THIẾT LOẠI ĐẶC BIỆT THƯƠNG HIỆU NGỌC ĐỊNH - ĐƠN VỊ SẢN XUẤT NƯỚC MẮM GIA TRUYỀN KINH NGHIỆM LÂU NĂM VÀ CÓ THƯƠNG HIỆU UY TÍN THỊ TRƯỜNG NƯỚC MẮM VIỆT NAM









Thứ Hai, 14 tháng 3, 2016

Hành trình của nước mắm ngon Phan Thiết Bình Thuận ...Ngọc Định nước mắm truyền thống ngon

Nước mắm là món “Quốc hồn, Quốc túy” của dân tộc Việt, là thứ làm cho ẩm thực Việt phân biệt với phần còn lại của ẩm thực thế giới,... 

Nước mắm không chỉ được ghi nhận trong thư tịch cổ Việt Nam mà còn được phản ánh trong các hồi ký, nhật ký của những người phương Tây từng hiện diện ở Việt Nam từ hàng trăm năm trước. Cristophoro Borri, một giáo sĩ người Ý đã từng sống ở Đàng Trong vào đầu thế kỷ XVII, đã viết trong cuốn hồi ký Xứ Đàng Trong năm 1621 của ông như sau: “Người Đàng Trong ăn cá nhiều hơn ăn thịt. Họ chuyên chú đánh cá chủ yếu là vì họ rất ham thứ nước ‘sốt’ gọi là ‘balaciam’ làm bằng cá ướp muối cho mềm và làm nhão ra trong nước. Đây là một thứ nước cốt cay cay tựa như mù tạt (moutarde) của ta, nhà nào cũng dự trữ một lượng lớn đựng đầy trong chum vại như tại nhiều nơi ở châu Âu người ta dự trữ rượu. Thứ nước cá này dùng một mình thì không nuốt được nhưng được dùng để gợi nên hương vị và kích thích tì vị để ăn cơm vốn nhạt nhẽo và không có mùi vị nếu không có thứ nước đó. Vì cơm là thức ăn chung và thông thường của xứ Đàng Trong, nên cần phải có rất nhiều ‘balaciam’ (nếu không thì không có mùi vị) và do đó phải có một lượng lớn nước mắm và cũng do đó phải liên tục đánh cá”.
Ở tỉnh Bình Thuận, nghề làm nước mắm bắt đầu hình thành ở tỉnh Bình Thuận vào khoảng cuối thời chúa Nguyễn, với khoảng 50 người, tập trung ở phường Đông Quan. Nhà nước quy định mỗi năm 30 người trong số họ phải nộp cho nhà nước mỗi người 1 thùng nước mắm, 20 người còn lại mỗi người phải nộp 2 vò mắm mòi và 1 vò mắm tép. Sang đến thời Nguyễn, nhà nước tăng thuế biệt nạp nước mắm ở Bình Thuận lên 8 vò mỗi người mỗi năm, người già người ốm phải nộp một nửa định mức. Ngoài nước mắm, chủ yếu làm từ cá cơm, mỗi người mỗi năm phải nộp thêm 1 vò mắm ướp, 1 vò mắm mòi và 1 vò mắm cá thu.
Nghề sản xuất, chế biến nước mắm tại Phan Thiết đã hình thành cách đây hơn 200 năm. Vào cuối thế kỷ 17, đạo quân do Nguyễn Hữu Cảnh tiến sâu vào đất Phương Nam, nhiều ngư dân ở các tỉnh miệt ngoài gồm Nam, Ngãi, Bình, Phú (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên) đã kéo cả gia đình vượt biển lần lượt đổ bộ lên vùng đất mới Phan Thiết, mong tìm kiếm chốn an cư lạc nghiệp.
Với vị trí thuận lợi cho nghề cá, Phan Thiết đã thu hút đông đảo ngư dân đến đây để làm nghề biển. Mới đầu họ đến dựng lều tạm, lều chòi làm ăn sinh sống dọc theo sông, bãi biển. Về sau, ăn nên làm ra họ xây dựng nhà cửa kiên cố và cùng nhau góp vốn xây Dinh, Vạn, Lăng (một kiến trúc dân gian thờ thần cá voi). Đình làng Vạn Thuỷ Tú ở Phường Đức Thắng được lập vào năm 1762 là ngôi Vạn có niên hiệu sớm nhất ở Phan Thiết, chứng tỏ ngư dân từ các nơi đến Phan Thiết làm nghề biển sớm hơn một số nơi khác. Ban đầu, do ngư dân đánh bắt cá nhiều không tiêu thụ hết nên chuyển qua muối cá để bảo quản, sau đó họ nghiên cứu, sáng tạo ra phương pháp kéo rút sống lấy nước mắm từ thô sơ đến hoàn chỉnh. Qua đó, cho thấy nghề sản xuất nước mắm ờ Phan Thiết hình thành cùng lúc với nghề đánh cá. Lúc đầu các ngư d6an chủ yếu dùng chum, vại, mái để muối chượp sau đó dùng thùng gỗ có sức chứa lớn. Nghề nước mắm Phan Thiết phát triển nhất là từ khi làm được các thùng gỗ lớn có sức chứa từ 5-10 tấn cá.
Theo “Địa chí Bình Thuận” từ cuối thế kỷ 19 đến năm 1930, nghề sản xuất nước mắm đã sớm trở thành một ngành công nghiệp độc đáo so với cả nước vừa là công nghiệp độc nhất trong nền kinh tế địa phương.
Năm 1904, Công sứ Pháp ở Bình Thuận đã đánh giá Phan Thiết là một trung tâm quan trọng nhất của Trung Kỳ về khuếch trương thương mại và công nghiệp chế biến nước mắm.Tổ chức sản xuất nước mắm có quy mô lớn đầu tiên tại Phan Thiết là Liên Thành Thương Quán (sau là công ty Liên Thành) do các nhà nho yêu nước trong phong trào Duy Tân sáng lập từ năm 1906 hướng theo mục đích kinh doanh chấn hưng kinh tế, phát triển nhiều cơ sở sản xuất nước mắm và tập hợp một số hội viên cổ đông là Tư sản, Hàm hộ Phú Hải, Phan Thiết.
Sau khi hình thành, nghề nước mắm ngày càng phát triển
Không ồn ào, không phô trương quảng cáo như những loại nước mắm khác Nước mắm Nhỉ cá cơm Ngọc Định như 1 người hùng thầm lặng Nước mắm truyền thống đặc sản loại 1 Phan Thiết này đã có vị thế tại khu vực miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ, Ngọc Định đã thổi được cái hồn dân tộc vào nước mắm của họ, Tâm có sáng và Đức có sạch thì mới làm ra nước mắm thật có độ đạm cao, có lợi cho sức khỏe
- 100% KHÔNG CHẤT BẢO QUẢN
- 100%KHÔNG HƯƠNG LIỆU (CHẤT BAY HƠI)
- 100% ĐẠM THẬT
- 100% cá cơm tươi
- SẢN PHẨM ĐƯỢC BỘ Y TẾ CHỨNG NHẬN VỀ CHẤT LƯỢNG
-  ĐÓNG KÍN NẮP CHAI KHI KHÔNG SỬ DỤNG (vì không có chất bảo quản nên dễ bị hấp hơi và oxi hóa mất màu của nước mắm - Khi ăn không cần pha thêm mì chính, bột ngọt)
NƯỚC MẮM NHỈ CÁ CƠM NGỌC ĐỊNH PHAN THIẾT MANG LẠI SỨC KHỎE NIỀM TIN CHO NGƯỜI SỬ DỤNG!!!

Thứ Tư, 9 tháng 3, 2016

GIỚI THIỆU MÓN CÁ NGỪ KHO MĂNG TƯƠI HẤP DẪN

Nguyên liệu làm món cá ngứ kho măng tươi như sau:
 -  Cá ngừ tươi từ 2-3 lát cho bữa ăn 4 người.
 -  Măng chua hoặc măng tươi luộc tùy sở thích và khẩu vị, khoảng 200 g.
 - Gia vị, ớt, hành…





Cách làm:
Cá làm sạch, ướp với một thìa tỏi băm nhỏ, nửa thìa muối, đường, chút nước mắm, tiêu… khoảng 15 phút cho thật ngấm gia vị.
Măng chua rửa sạch, thái miếng vừa ăn
Bắc chảo nóng cho chừng 2 thìa dầu ăn và tỏi băm vào phi thơm, cho cá vào kho riu riu cho chín đều.
Phi tỏi thơm, cho măng vào xào qua, cho thêm đường, nước mắm vào đảo đều rồi trút vào chảo cá, tiếp tục đun lửa nhỏ cho đến khi nước gần cạn và sánh lại.
Cho ớt tươi băm nhỏ vào chảo cá và rắc thêm chút tiêu rồi tắt bếp. Dọn cá ra đĩa, ăn với cơm nóng.
CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG !

HƯỚNG DẪN LÀM MÓN CÁ KHO TỘ (CÁ CHUỐI)

Nguyên liệu LÀM MÓN CÁ LÓC (CHUỔI) KHO TỘ :
- Cá lóc: 300gr, cắt thành 2 miếng
- Rau muống 20gr
- Tỏi băm, gừng: mỗi thứ 20gr; 
- Dầu điều: 1muỗng canh 
- Nước mắm Ngọc Định 30 N, đường, nước màu caramel, hành tím băm nhỏ.


Cách làm:
1. Ướp cá cùng với mắm Ngọc Định 30 N, tiêu, đường, hành, tỏi, gừng, caramel khoảng 10 phút. 
2. Bắc chảo nóng với một ít dầu, cho cá vào với 20ml nước dùng rồi đun nhỏ lửa cho đến khi cá săn và nước sốt sánh lại là được. 
3. Rau muống luộc chín khoảng 50% thì vớt ra, xào qua với tỏi băm, nêm một ít dầu hào, muối và tiêu. Dùng nóng với cơm trắng.
CHÚC CÁC BẠN CÓ MÓN CÁ KHO TỘ ĂN NGON MIỆNG!!!

CÁCH LÀM MÓN THỊT KHO TÀU NGON VÀ DỄ HIỂU NHẤT

Nguyên liệu làm món thịt kho tàu :
– Thịt bắp đùi heo: 1.5 kg
– Trứng vịt: 10 quả
– Hành tím: 4 củ
– Dừa xiêm: 2 quả
– 1 củ tỏi, 5 quả ớt


Cách làm:
– Thịt cạo rửa sạch, để ráo nước, thái miếng to, vuông khoảng 4-5cm.
– Ướp gia vị vào thịt để hai giờ cho thấm.
– Xào thịt cho săn lại. Cho 1/2 thìa cà phê nước màu, 1/2 chén nước mắm. Khi nước mắm và thịt sôi lên, đổ nước dừa vào nồi.
– Trứng vịt luộc chín bóc vỏ, cho vào nồi. Thả ớt vào kho chung.
– Đun nhỏ lửa, hớt bọt cho đến khi thật mềm là được.

Mẹo khi làm thịt kho tàu

Thịt kho tàu thường phải mất mấy tiếng mới mềm được. Chính vì vậy với những người bận rộn, bạn có thể thay thế nước dừa bằng nước ngọt có gas. Thịt nhanh mềm hơn rất nhiều và vàng rất đều, theo đúng màu cánh gián rất đẹp mắt.

HƯỚNG DẪN CÁCH PHA NƯỚC CHẤM NGON TỪ NƯỚC MẮM TRUYỀN THỐNG

ĐỂ TĂNG THÊM PHẦN NGON MIỆNG CHO CÁC MÓN ĂN CẦN PHẢI CÓ NƯỚC CHẤM NGON CÁC BẠN NHÉ

SAU ĐÂY LÀ MỘT SỐ MÓN ĂN HAY SỬ DỤNG NƯỚC CHẤM NHIỀU NHẤT MỜI CÁC BẠN THAM KHẢO ĐỂ TỰ PHA NGON NHƯ NGOÀI QUÁN NHA !!!

1. Nước chấm nem, bún chả
Nguyên liệu:
- 1 thìa đường
- 1 thìa giấm (Chanh tươi)
- 5 thìa nước lọc
- Tỏi, ớt băm nhỏ, hạt tiêu.

Cách làm:
- Pha nước chấm theo tỉ lệ: 1:1:1:5, tức là 1 thìa nước mắm, 1 thìa đường, 1 thìa giấm, 5 thìa nước lọc. Tiếp đó dùng thìa khuấy tan hỗn hợp, nêm nếm cho vừa ăn món này cần cân bằng được giữa chua và ngọt thì sẽ rất đậm và ngon, sau đó mới cho tỏi ớt băm nhỏ vào. Món này ăn kèm rau sống sạch và bún rối nữa thì hấp dẫn 
2. Nước chấm ốc
Untitled-9-7540-1406002333.jpg
Một bát nước chấm ngon sẽ làm cho món ốc luộc trở nên ngon tuyệt. 
Nguyên liệu:
- 2 thìa nước mắm ngon truyền thống
- 1 thìa nước ấm
- 1 thìa nước cốt chanh
- 3 thìa đường
- Gừng, ớt, xả, rau mùi bằm nhỏ, quất tươi, lá chanh.

Cách làm:
- Lấy một chiếc bát tô pha nước mắm, nước ấm và đường trộn đều bắc lên bếp đun sôi cho tan đường rồi để nguội. Sau đó cho gừng, tỏi, ớt băm nhuyễn, nước cốt chanh vào trộn đều. Tiếp đó rắc rau mùi, xả thái nhỏ lên trên và trộn đều. Cho thêm vài lát ớt tươi và thêm lá chanh thái nhỏ. Cắt đôi quất cho cả quả vào bát nước chấm, mùi tinh dầu quất sẽ làm nước chấm thơm đậm đà hơn.
3. Nước chấm cho các món cuốn
Untitled-11-5997-1406002334.jpg
Bát nước chấm với đầy đủ gia vị, tỏi , ớt làm nên vị đặc trưng của các món cuốn. 
Nguyên liệu:
- 0,5 lạng lạc rang sẵn, bỏ vỏ
- Tỏi (số lượng nhiều, ít tùy vào khẩu vị của bạn)
- Ớt tươi 1 hoặc 2 quả
- Nước mắm ngon truyền thống
- Dấm, đường
- 100 ml nước lọc
- 1/2 quả chanh.

Cách làm:
- Cho lạc và tỏi vào cối, thêm 4 thìa cà phê nước lọc, sau đó giã nhuyễn cho đến khi lạc và tỏi có màu trắng đục.
- Cắt ớt làm 2 phần, gạt bỏ hết hạt, đem băm nhỏ.
- Trộn đều ớt đã băm với lạc và tỏi giã nhuyễn trong bát tô con, vắt cốt chanh, dấm, đường, nước mắm lượng vừa phải.
- Trộn đều các vị với nhau, đổ thêm một muỗng canh nước lọc.

4. Nước chấm bánh cuốn
Nguyên liệu:
- 300ml nước lọc
- 1 thìa đường
- 1 thìa nước mắm ngon truyền thống
- Ớt băm
- Ít dấm hoặc chanh nêm sau cùng cho vừa độ chua.

Cách làm:
- Pha ra bát theo đúng tỉ lệ nguyên liệu kể trên. Nước chấm bánh cuốn pha sẵn ngoài hàng màu nhạt là vì bỏ ít nước mắm. Nếu thích đậm hơn có thể tăng lượng nước mắm trong công thức lên 30ml.

QUY TRÌNH SẢN XUẤT NƯỚC MẮM (THAM KHẢO)

CHỌN NGUYÊN LIỆU ---> NACL + CÁ CƠM --> CHƯỢP --> KÉO RÚT NƯỚC MẮM --> LẮNG LỌC --> ĐÓNG CHAI

QUY TRÌNH SẢN XUẤT NƯỚC MẮM THAM KHẢO :



ĐÂY CHỈ LÀ QUY TRÌNH MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO VÌ NƯỚC MẮM TRUYỀN THỐNG LÀM THOE BÍ KÍP GIA TRUYỀN CÁC BẠN NHÉ

Thứ Ba, 8 tháng 3, 2016

GIỚI THIỆU

Nước mắm NGOC ĐỊNH ra đời từ năm 1998 là cơ sở sản xuất theo kiểu gia đình truyền thống tại làng chài Rạng – tọa lạc tại địa chỉ: 02/02 Nguyễn Đình Chiểu,  Hàm Tiến, Phan Thiết, Bình Thuận.
Khi mới ra đời, sản phẩm nước mắm NGỌC ĐỊNH được phân phối tại thị trường Bình Thuận và khách du lịch đến Phan Thiết.
Với công nghệ sản xuất theo phương pháp truyền thống, nước mắm NGỌC ĐỊNH cho ra đời những dòng sản phẩm hương vị đậm đà, chất lượng, hợp vệ sinh và sản phẩm nhanh chóng được người tiêu dùng trong và ngoài Tỉnh tín nhiệm.

Nước mắm NGỌC ĐỊNH là một trong những thương hiệu Nước Mắm Phan Thiết được tham gia HỘI CHỢ QUỐC TẾ THƯƠNG HIỆU NỔI TIẾNG TẠI VIỆT NAM và thương hiệu NƯỚC MẮM PHAN THIẾT được công nhận đạt danh hiệu Thương Hiệu có Uy Tín Với Người Tiêu Dùng.

Nước mắm NGỌC ĐỊNH  được Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn – Chi Cuc Quản lý Chất Lượng Nông Lâm Thủy Sản cấp giấy chứng nhận Đủ Điều Kiện An Toàn Thực Phẩm Trong Sản Xuất, Kinh Doanh Thủy Sản









ĐẠI LÝ PHÂN PHỐI NƯỚC MẮM NHỈ CÁ CƠM LOẠI 1 NGỌC ĐỊNH TẠI HÀ NỘI
ĐỊA CHỈ : SỐ 272A NGÕ 192 LÊ TRỌNG TẤN, THANH XUÂN, HÀ NỘI
HOTLINE 0977 52 57 54 - 0904 710 272
Email : dacsanphanthiet01@gmail.com

NƯỚC MẮM NHỈ CÁ CƠM LOẠI ĐẶC BIỆT 500 ML - NƯỚC MẮM TRUYỀN THỐNG NGỌC ĐỊNH PHAN THIẾT

NƯỚC MẮM NHỈ CÁ CƠM LOẠI 1 DUNG TÍCH CHAI NHỰA 500 ML








GIÁ BÁN : 60.000 VNĐ/ 1 chai
THÔNG TIN SẢN PHẨM :
- KHÔNG CHẤT BẢO QUẢN
- KHÔNG HƯƠNG LIỆU (CHẤT BAY HƠI)
- 100% ĐẠM THẬT
- HÀM LƯỢNG ĐẠM TOÀN PHẦN 30G/L
- HÀM LƯỢNG NITO AXIT AMIN 15,5 G/L
- THÀNH PHẦN : CÁ CƠM + MUỐI HẠT
- HSD : 24 THÁNG 
- SẢN PHẨM ĐƯỢC BỘ Y TẾ CHỨNG NHẬN VỀ CHẤT LƯỢNG
- ĐÓNG KÍN NẮP CHAI KHI KHÔNG SỬ DỤNG (vì không có chất bảo quản nên dễ bị hấp hơi và oxi hóa mất màu của nước mắm)

ĐÂY LÀ SẢN PHẨM NGON SỐ 1 GIÁ bán theo lít HOẶC BÁN THEO THÙNG 
- LOẠI 1 THÙNG 2,0 LÍT (4 CHAI 500ML)

Liên hệ và giao hàng: (có thể đến tận nơi để nếm thử trước khi mua)
Địa chỉ: số 272A Ngõ 192 Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội
Ms Bình 0977 52 57 54 hoặc Mr Thắng 0904 710 272
Giao hàng:
- Dưới 2 thùng: phí giao hàng (từ 10.000 – 20.000) tùy địa điểm trong nội thành HÀ NỘI. 
- Trên 2 thùng: miễn phí giao hàng trong nội thành HÀ NỘI
- Từ 10 thùng trở lên: giá ưu đãi (vui lòng liên hệ Trực tiếp)
- Đối với các tỉnh khác: nhận giao hàng với số lượng từ 10 thùng trở lên + phí vận chuyển.
Thông tin thanh toán:
Đối với khách hàng ở tỉnh, vui lòng chuyển khoản thanh toán trước khi ship hàng.
Nội dung chuyển khoản: (Họ Tên) - (Tỉnh thành) thanh toán tiền nước mắm
Sau khi thanh toán, vui lòng gọi thông báo hoặc nhắn tin để chúng tôi kiểm tra và giao hàng.
Vietcombank:
Chủ tài khoản: Nguyễn Mạnh Thắng
Số TK: 0301000313190
Chi Nhánh Vietcombank Hoàng Mai Hà Nội

Nước mắm Nhỉ cá cơm loại đặc biệt 250 ml - Nước mắm truyền thống Ngọc Định Phan Thiết

NƯỚC MẮM NHỈ CÁ CƠM LOẠI 1 DUNG TÍCH CHAI NHỰA 250 ML






GIÁ BÁN : 30.000 VNĐ/ 1 chai 250 ml
THÔNG TIN SẢN PHẨM :
- KHÔNG CHẤT BẢO QUẢN
- KHÔNG HƯƠNG LIỆU (CHẤT BAY HƠI)
- 100% ĐẠM THẬT
- HÀM LƯỢNG ĐẠM TOÀN PHẦN 30G/L
- HÀM LƯỢNG NITO AXIT AMIN 15,5 G/L
- THÀNH PHẦN : CÁ CƠM + MUỐI HẠT
- HSD : 24 THÁNG 
- SẢN PHẨM ĐƯỢC BỘ Y TẾ CHỨNG NHẬN VỀ CHẤT LƯỢNG
- ĐÓNG KÍN NẮP CHAI KHI KHÔNG SỬ DỤNG (vì không có chất bảo quản nên dễ bị hấp hơi và oxi hóa mất màu của nước mắm)

ĐÂY LÀ SẢN PHẨM NGON SỐ 1 GIÁ bán theo lít HOẶC BÁN THEO THÙNG 
- LOẠI 1 THÙNG 1,5L (6 CHAI 250ML)

Liên hệ và giao hàng: (có thể đến tận nơi để nếm thử trước khi mua)
Địa chỉ: số 272A Ngõ 192 Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội
Ms Bình 0977 52 57 54 hoặc Mr Thắng 0904 710 272

Giao hàng:
- Dưới 2 thùng: phí giao hàng (từ 10.000 – 20.000) tùy địa điểm trong nội thành HÀ NỘI. 
- Trên 2 thùng: miễn phí giao hàng trong nội thành HÀ NỘI
- Từ 10 thùng trở lên: giá ưu đãi (vui lòng liên hệ Trực tiếp)
- Đối với các tỉnh khác: nhận giao hàng với số lượng từ 10 thùng trở lên + phí vận chuyển.

Thông tin thanh toán:
Đối với khách hàng ở tỉnh, vui lòng chuyển khoản thanh toán trước khi ship hàng.
Nội dung chuyển khoản: (Họ Tên) - (Tỉnh thành) thanh toán tiền nước mắm
Sau khi thanh toán, vui lòng gọi thông báo hoặc nhắn tin để chúng tôi kiểm tra và giao hàng.
Vietcombank:
Chủ tài khoản: Nguyễn Mạnh Thắng
Số TK: 0301000313190
Chi Nhánh Vietcombank Hoàng Mai Hà Nội