Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2016

NƯỚC MẮM TRUYỀN THỐNG ĐANG THẤT THẾ SO VỚI NƯỚC MẮM CÔNG NGHIỆP HIỆN NAY?

Việt Nam quốc gia có địa hình thiên nhiên ưu đãi diện tích tiếp giáp Biển Đông và có đường bờ biển dài , hệ thống sông ngòi dày đặc phù hợp cho phát triển ngành nghề đánh bát thủy hải sản ngư nghiệp, và các tỉnh giáp biển phát triển các vùng miền duyên hải đều làm nước mắm. Nước mắm nguyên lý là thường chủ yếu làm từ các loại cá biển (cá cơm, cá thu, cá nục v.v.) và rút chiết ra dưới dạng nước theo phương pháp nước mắm truyền thống hoặc qua dây truyền công nghệ hiện đại. 

Đối với nước mắm truyền thống, chỉ có những khách hàng quen thuộc và hiểu biết thì mới sẵn sàng tìm mua. Còn lại, đa phần người dùng chỉ chăm chăm vào giá rẻ, khuyến mãi, nên 2 năm trở lại đây sản phẩm nước mắm truyền thống bị các công ty chuyên về nước mắm công nghiệp đánh bật ra khỏi các cửa hàng tạp hóa, chợ và siêu thị,

Cách chế biến nước mắm truyền thống của người Việt là ủ chượp theo phương pháp gài nén. Cá được trộn đều với muối ăn theo tỷ lệ xấp xỉ 3:1 (gọi là chượp) rồi cho vào thùng gỗ lớn, dung tích thường dùng từ 2.5 - 8 m³, rồi rải muối gài nẹp đè đá bên trên để nén. Sau 2-4 ngày thì mở nút lù dưới đáy thùng để hứng "nước bổi". Nội dung trong thùng chượp sau khi ra rút nước bổi sẽ xẹp xuống, nút lù được đóng lại và ủ từ 7-12 tháng. Khi chượp "chín", nước mắm hình thành trong suốt, có màu từ vàng rơm đến cánh gián, mất mùi tanh và thay vào đó có mùi thơm đặc trưng, được rút đợt đầu gọi là nước cốt. Phần cốt còn lại được cho nước bổi vào, thêm muối lên men tiếp rồi rút tiếp nước hai.

Để làm ra loại nước mắm truyền thống đạt 30-40 độ đạm thường phải mua muối trước một năm. Chẳng hạn như nước mắm sản xuất năm 2015, thì phải mua muối từ năm 2013 để qua 2014 cho magiê, mùi hăng ở muối bay hết mới đem ủ cá vụ từ tháng 4 đến tháng 8. Công sức bỏ ra quá lớn như vậy thì các cơ sở sản xuất nước mắm truyền thống làm sao có thể bán giá quá rẻ được và bao bì thành phẩm làm gia công không bắt mắt trong khi đó, nước mắm công nghiệp chỉ cần mua nước cốt từ các vựa mắm, sau đó nêm nếm, pha chế theo công thức chỉ trong một ngày là có thể làm ra cả nghìn lít nước mắm công nghiệp, nên giá thành rất cạnh tranh kết hợp mẫu mã đẹp (chai thủy tinh), khuyến mại tặng kèm, quảng cáo rầm rộ, độ đạm cao, ....
Thực tế, người tiêu dùng đang bị lừa vì các loại nước mắm pha chế có giá gần như ngang bằng với nước mắm truyền thống. Thế nhưng, vì ham mẫu mã đẹp, khuyến mại, quảng bá rầm rộ nên khách hàng đã lựa chọn sản phẩm kém chất lượng, hậu quả là mua đắt như nước mắm truyền thống nhưng lại không có lợi cho sức khỏe 

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, mỗi năm, Việt Nam tiêu thụ hơn 200 triệu lít nước mắm với tổng doanh thu trên 7.000 tỷ đồng. Trong đó, có tới 150 triệu lít là nước mắm công nghiệp, tương đương khoảng 75%. Đặc biệt, con số này sẽ  càng gia tăng nếu người tiêu dùng dần quay lưng với nước mắm truyền thống. Hiện nay, hầu hết thị phần nước mắm nằm trong tay các tập đoàn lớn, còn các doanh nghiệp nhỏ dường như đã đuối sức và bỏ mặc thị trường --> doanh nghiệp nước mắm truyền thống của Phan Thiết, Phú Quốc ... gặp nhiều khó khăn

Một lít nước mắm nguyên chất được các nhà sản xuất thu mua với giá rẻ rồi về chế biến, pha chế thành 5 lít nước mắm công nghiệp với giá bán ra khoảng 20.000-25.00 đồng một lít. Như vậy, với sự chênh lệch trên, vô tình làm nước mắm truyền thống nguyên chất bị mai một và thị phần nước mắm gần như nằm trọn trong tay của doanh nghiệp sản xuất nước mắm công nghiệp. Và thói quen tiêu dùng đã được hình thành không dễ gì ngày một, ngày hai xóa bỏ được. Đáng chú ý, để giữ vững và đánh chiếm thêm thị phần, các hãng lớn luôn mạnh tay chi tiền cho công tác quảng bá tiếp thị chiếm tới 50-60% lợi nhuận.
---> Chỉ khi nào người tiêu dùng ý thức được chất lượng sản phẩm, thay đổi thói quen, còn nhà sản xuất nước mắm truyền thống giữ được uy tín thì khi ấy thị trường nước mắm sẽ có sự phân chia lại thị phần - CHUYÊN GIA NÓI
VẤN ĐỀ Ở ĐÂY LÀ người tiêu dùng làm thế nào có thể phân biệt được nước mắm pha chế công nghiệp và nước mắm nguyên chất???

NƯỚC MẮM CÔNG NGHIỆP LÀ GÌ?
Nước mắm công nghiệp thực chất chỉ là một loại nước chấm mang hương vị nước mắm, được pha chế theo công thức:
+ Nguyên liệu nước mắm truyền thống,
+ Nước muối,
+ Màu nhân tạo,
+ Mùi (hương liệu) nhân tạo,
+ Phụ gia tạo vị đạm,
+ Phụ gia tạo độ sánh,
+ Chất bảo quản,…
+ Độ đạm cao có loại >40 độ (nước mắm truyền thống ko có)
Tỉ lệ pha chế ra sao thì chỉ có đơn vị sản xuất nước mắm công nghiệp ấy mới biết.Trên phương diện khoa học, nước mắm là hỗn hợp muối với các axit amin được chuyển biến từ protein trong thịt cá qua một quá trình thuỷ phân có tác nhân là các hệ enzyme có sẵn trong ruột cá cùng với một loại vi khuẩn kỵ khí chịu mặn.
Tiêu chí truyền thống để đánh giá chất lượng nước mắm nguyên chất là độ đạm - đạm tạo nên hậu vị ngòn ngọt đằng sau vị mặn của muối, độ đạm của nước mắm truyền thống không vượt quá 30 độ. Nếu muối có nhiều tạp thì nước mắm thường có vị chát, vị khé. Nên nước mắm ngon trước hết phải có vị mặn không chát kèm theo hậu vị đạm cao, sau đó phải có mùi đặc trưng mà không tanh, không thối.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHỌN MUA CHO GIA ĐÌNH LOẠI NƯỚC MẮM TRUYỀN THỐNG NGON,  NƯỚC MẮM SẠCH VÀ AN TOÀN CÁC BẠN NHÉ?
ĐẠI LÝ PHÂN PHỐI NƯỚC MẮM TẠI HÀ NỘI - NƯỚC MẮM NHỈ CÁ CƠM VÀNG PHAN THIẾT LOẠI ĐẶC BIỆT THƯƠNG HIỆU NGỌC ĐỊNH - ĐƠN VỊ SẢN XUẤT NƯỚC MẮM GIA TRUYỀN KINH NGHIỆM LÂU NĂM VÀ CÓ THƯƠNG HIỆU UY TÍN THỊ TRƯỜNG NƯỚC MẮM VIỆT NAM









4 nhận xét:

Mình không nghĩ vậy. Nhà mình vẫn sử dụng loại nước mắm truyền thống, ngoài ra còn họ hàng, bạn bè đều như vậy. Mình nghĩ đây là một loại
nước mắm chất lượng mà mọi người nên dùng.

Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

Nước mắm truyền thống thất thế là đúng rồi. nước mắm công nghiệp ngày càng cải thiện và được người tiêu dùng sử dụng rất là nhiều.

Đăng nhận xét